Wednesday, January 18, 2017

Tưởng Niệm Hoàng Sa


http://www.bbc.com/vietnamese/forum-38664086

Bài học từ cuộc hải chiến Hoàng Sa
Lê Vĩnh TrươngQuỹ Nghiên cứu Biển Đông
·         18 tháng 1 2017
Top of Form

Ngày 19/1/1974 Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa và chiếm trọn quần đảo này từ ngày đó đến nay.
Hành động tấn công này là đỉnh điểm của nhiều bước đi và toan tính từ trước, cũng như mang lại những hệ quả về sau.
Có một số điều có thể điểm lại để tham khảo ngày hôm nay:
Thứ nhất, điểm đặc biệt của hành động này là tính dễ nhận thấy, rất lộ liễu so với các hành động thù địch của Bắc Kinh đối với Việt Nam nói chung và Bắc Việt nói riêng trước đây.
Những hành động thôn tính hay gây ảnh hưởng thực chất đã diễn ra từ trước 1949 kéo dài đến Hiệp định Geneva 1954, Cải cách Ruộng đất 1956, song tất cả đều không phải dễ nhận thấy với mọi người - ít nhất trong điều kiện thông tin thời trước.
Riêng việc xâm chiếm Hoàng Sa đã là một điển hình xâm lăng rõ ràng và không thể chối cãi.
Sự kiện Hoàng Sa thực sự đã phơi bày hành vi xâm lăng ở mức hiển nhiên và nghiêm trọng.
Đây cũng là một điều đáng quan tâm đối với giới khoa học và quân sự của Việt Nam.
Thứ hai, hành động chiếm đóng Hoàng Sa đã mang một nhận thức mới đến người Việt Nam ở các quan điểm chính trị khác biệt rằng không có tình đồng chí ý thức hệ, không có tình chiến hữu thế giới tự do, chỉ có sự ưu tiên vì lợi ích dân tộc vượt lên trên và lắng đọng tại cột mốc lịch sử này.
Bản quyền hình ảnhCHAU DOAN/LIGHTROCKET VIA GETTY IMAGE l
Từ đó, những nhà hoạch định chính sách có đánh giá mới về Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương quan lực lượng của Việt Nam giai đoạn hậu Thông cáo Thượng Hải 1972, khi Henry Kissinger và Richard Nixon cùng Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai nâng cốc thỏa thuận trên đầu hai nước Việt Nam.
Ưu tiên cho lợi ích dân tộc từ sự kiện Hoàng Sa 1974 cũng chính là khuynh hướng mới trong vận hành những cỗ máy chính trị dù dưới màu áo nào đi nữa.
Lợi ích dân tộc một mặt sẽ quyết định tính chính danh của nhà cầm quyền và mặt khác là ngọn lửa dễ bùng dậy dẫn đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Thứ ba, xâm chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc có một tiền đồn có vị trí địa lý quan trọng có thể tận dụng dòng chảy-khí hậu biển Đông: dòng hải lưu Luzon-Đài Loan mang cá, tôm, ấu trùng cá con, san hô vào đến khu vực Hoàng Sa. Một phần tụ bám lại đây, phần còn lại trôi về Nam Trung Bộ Việt Nam tạo nên sự đa dạng sinh học biển, ngư trường và cảnh quan.
Vị thế tàu bè Bắc Nam của Việt Nam khi đi qua khu vực này hầu như sẽ dễ bị kiểm soát.
Thứ tư, bài học thất thủ Hoàng Sa đã được tiếp nhận nhiều chiều và nhưng không hẳn là thấu suốt. Bài học này gợi ý cho Bắc Việt tiếp quản Trường Sa thật nhanh ngày 4/4/1975 song nước Việt Nam thống nhất vẫn sảy chân tại Gạc Ma 18/3/1988, mất cảnh giác tại Bauxite Tây Nguyên, rừng đầu nguồn, bãi biển Đà Nẵng và những vị trí địa chiến lược khác, vốn không dễ thấy và dễ biết như việc Hoàng Sa thất thủ.
Trung Quốc luôn tấn công Việt Nam với yếu tố bất ngờ vào các thời điểm lễ Tết 19/1/1974, 17/2/1979 và 18/3/1988 và khi nội bộ Việt Nam suy yếu, mất cảnh giác nhất.Lê Vĩnh Trương



KỶ NIỆM HOÀNG SA 2009 TẠI WESTMINSTER, CA





















1 comment:

  1. 19 tháng 1 năm đó, cách dây 43 năm. TC cưỡng chiếm Hoàng Sa bẵng vũ lực trong lúc có 1 đại đội Địa Phương Quân trấn giữ đảo. Có đài kiểm báo thời tiết của VNCH hoạt động. Có 1 người Mỹ thuộc bộ ngoại giao Hoa Kỳ đang thị sát đảo để lập dự án phi đạo ngắn trên đảo.TC bắt hết và giữ làm tù binh, vài tháng sau trao trả tù binh. Những chi tiết này chứng tỏ việc chiếm đảo của TC là hoàn toàn bất hợp pháp và có nhân chứng đầy đủ. VN tạm thời mất quyền quản lý vào tay TC nhưng theo công pháp quốc tế thì VN không mất chủ quyền Hoàng Sa vào tay TC. Một ngày nào đó VN vẫn có thể đòi lại chủ quyền Hoàng Sa.

    ReplyDelete